Nhận biết và điều trị chứng huyết áp thấp như thế nào?

0 Comments

Nếu có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg) thì bạn là người có huyết áp thấp. Đây là chứng bệnh khá phổ biến trong xã hội và thật tệ là nếu bạn không biết cách đề phòng, chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới đột quỵ, gây tử vong.

Trong bài viết này Wikisuckhoe.vn chia sẻ tới bạn đọc những nội dung sau về bệnh huyết áp thấp:

  1. Nguyên nhân
  2. Triệu chứng
  3. Điều trị
  4. Chú thích
Người bị huyết áp thấp cần có một chế độ sống khoa học, khỏe mạnh
Người bị huyết áp thấp cần có một chế độ sống khoa học, khỏe mạnh

Nguyên nhân

  • Người bị bệnh này thường có thể trạng gầy, xanh xao.
  • Một vài nguyên nhân là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu chảy nhiều, say rượu, ói mửa nhiều,… Thay đổi tư thế đột ngột cũng có khả năng dẫn đến thấp huyêt áp như khi đang nằm mà bật dậy ngay hay thay đổi tư thế đột ngột.
  • Vì hoạt động của tuyến giáp suy giảm. Tức là khi mà cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon do tuyến giáp sản xuất sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp.
  • Vì suy giảm glucoza. Nếu như lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l thì huyết áp sẽ tụt, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, vã mồ hôi và run rẩy.
  • Vì hàm lượng hemoglobin thấp. Nếu như hàm lượng hemoglobin thấp (dưới mức 9g/dl) sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não chậm, đồng thời tim bị suy giảm, dẫn đến làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
  • Khi nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ. Và đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
  • Khi cơ thể gặp lạnh, mưa.
  • Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp tụt….

Triệu chứng

  • Choáng váng, mặt xanh, chóng mặt, bứt rứt, khó chịu trong người là những triệu chứng phổ biến của chứng huyết áp thấp

Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các hiện tượng sau: Tiêu chảy, đau bụng, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như viêm phế quản mạn, sốt cao, xơ gan, ung thư, tiểu đường, suy tim, …

  • Có cảm giác mệt mỏi, có cảm giác buồn nôn, hoa mắt chóng mặt và rất muốn được nghỉ ngơi.
  • Không thể tập trung và trở nên dễ nổi cáu hay lạnh tay chân.
  • Khả năng tình dục suy giảm
  • Có dấu hiệu da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
  • Hay thở dốc, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.

Điều trị

  • Điều cần quan tâm nhất chính là không để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như tiêu chảy, nôn ói.
  • Không uống quá nhiều rượu và hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại khác cho cơ thể
  • Có chế độ ăn hợp lý, không giảm cân quá mức cho phép
  • Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột, đặc biệt là khi mới thức dậy ào buổi sáng.
  • Luôn tìm cách để có thể cân bằng về tâm lý, nên tham gia một vài hoạt động như thể tập dưỡng sinh, Yoga.
  • Bạn nên đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp.
  • Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
  • Nên ăn đủ các bữa, nhất là bữa sáng vì bữa sáng cung cấp năng lượng cho nửa ngày lao động. Theo kết quả nghiên cứu, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Bạn có thể ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
  • Nên ngủ đủ giấc và đủ thời gian. Việc làm này cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng cao huyết áp.
  • Nên luyện tập thể dục hàng ngày và bài tập phải phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi.

Chú thích

Hiện tại bài viết Huyết áp thấp chưa có chú thích, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nguồn tin tưởng.

Xem thêm bài viết về  thông tin cần thiết về bệnh cao huyết áp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *