Những biểu hiện của đột quỵ do thời tiết nắng nóng

0 Comments

Do thời tiết nắng nóng nhiều ngày gần đây gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, đặc biệt tại các bệnh viện thì số bệnh nhân bị đột quỵ thì không ngừng ra tăng, và đạt cao điểm vào những ngày nắng nóng. Bởi vậy cần sớm nhận biết ra những dấu hiệu của bệnh đột quỵ để có cách xử trí đúng cách giúp hạn chế những tai biến của bệnh gây ra.

Biểu hiện dễ nhận thấy là người bệnh đột ngột mất ý thức, cơ thể nóng ran, dùng kẹp nhiệt độ để kiểm tra thì cơ thể có thể lên tới 40 – 41 độ C hoặc cao hơn. Người bệnh ra nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, cơ thể không cử động được, khó nói, khó thở hoặc giọng nói mệt, nói ngọng.

Những trường hợp có thể bệnh tiến triển từ nhẹ sang nặng như bệnh nhân có các triệu chứng kiệt sức do nắng nóng như ra mồ hôi quá nhiều, có cảm giác đau đầu, khó chịu, đỏ mặt và da toàn thân. Kèm theo có biểu hiện như thở nhanh, thở dốc, hơi thở yếu dần, nhiều trường hơp còn xuất hiện đau bụng, buồn nôn, bị chuột rút, choáng váng hay ngất. Thân nhiệt tăng lên và kèm theo các triệu chứng như lú lẫn, mất thăng bằng hay thở dốc, có biểu hiện số cao và trụy mạch. Bệnh sẽ gây cho bệnh nhân những tổn thương thần kinh như mê sảng, li bì, hôn mê có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi bị đột quỵ những ngày nắng nóng
Nguyên nhân và cách xử trí khi bị đột quỵ

1. Xử trí khi người thân bị đột quỵ

Nên nhanh chóng gọi điện tới cấp cứu 115 khi người thân bị đột quỵ.

Lưu ý khi sơ cứu:

Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu để cao 30 độ.

Cần nhanh chóng nới rộng quần áo và theo dõi nhịp thở của bệnh nhân.

Trấn an và nhắc bệnh nhân nên hít sâu và thỏe chậm, đều.

Nếu bệnh nhân có tình trạng nôn mửa nên gối đầu sang một bên.

Nếu người bệnh co giật hãy cho họ nằm nghiêng, dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hoặc cán muông đặt giữa 2 hàm răng của bệnh nhân phòng hộ cắn vào lưỡi.

Không được cạo gió, không xoa bóp và không nặn chanh..

2. Cách phòng chống bị đột quỵ

Hạn chế được các nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giảm được 80% nguy cơ đột quỵ. Cần điều trị tích cực những nguy cơ chính gây ra bệnh như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.

Cần thay đổi cách sống, thực hiện chế độ ăn kiêng, hoạt động thể dục giảm các nguy cơ sơ vữa, làm việc nhẹ nhàng, tránh làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Vào trời nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài và không nên tập trung ở nhưng chỗ bí gió, đông người.

 >> Bạn có thể xem thêm

  1. Thông tin tổng quan về bệnh rối loạn nhịp tim.
  2. Bệnh tiểu đường là gì? Kiến thức cần biết?.
  3. Bệnh võng mạc do tiểu đường và những thông tin nên biết.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *