Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 thai kỳ

0 Comments

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hệ cơ xương và thần kinh cùng sự chuyên biệt hóa của các giác quan giúp bé phản ứng một cách rõ ràng và tự nhiên hơn. Điều này giúp mẹ bầu cảm nhận được những hoạt động sống “thai máy” của thai nhi thường xuyên hơn.

Tuần thứ 21 thai kỳ – hệ tiêu hóa của bé phát triển mạnh

Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ và bé đã đi được hơn một nửa chặng đường 9 tháng 10 ngày. Trong tháng này cả mẹ và bé đều có những thay đổi lớn về cân nặng và ngoại hình. Trong tuần này, hệ thống tiêu hóa của thai nhi đang phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Việc nuốt nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bé càng sinh trưởng, phát triển hơn và có thể thực hiện được chức năng sinh học tự nhiên của nó ngay sau khi bé chào đời. Bên cạnh đó, bé cũng đang tăng cân đều hơn. Nếu khi đi thăm khám thai định kỳ bạn nhận thấy chiều cao, cân nặng của bé thấp hơn mức trung bình của thai nhi tuần thứ 21 của thai kỳ thì mẹ bầu cần bổ sung và cân đối lại dưỡng chất.

Tuần thứ 22 thai kỳ – tiếp tục bổ dung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Thời điểm này bé cần nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin và khoáng chất để phát triển cơ thể và các giác quan mạnh mẽ. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là chất sắt vì trong giai đoạn này cơ thể bé cần một lượng chất sắt khá lớn để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác. Bên cạnh đó nhờ sự phát triển chuyên biệt của các tế bào thần kinh và các giác quan, bé đã phản ứng một cách rõ ràng và có chủ đích hơn, khiến bố mẹ cảm nhận được “thai máy” thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều nước và chú ý tập giữ thăng bằng cơ thể để cảm thấy dễ dàng hơn trong những tháng tới của thai kỳ.

Tuần thứ 23 thai kỳ – áp lực của mẹ

Bước vào tuần thứ 23 của thai kỳ, cơ thể mẹ đã có những sự thay đổi rõ nét hơn. Sự gia tăng về cân nặng của cơ thể và bào thai khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn. Đặc biệt trong giai đoạn này do bào thai đang lớn dần, chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến những cơn đau lưng, đau vùng xương chậu… hành hạ bạn. Đây là điều tự nhiên và bình thường ở các mẹ bầu khi mang thai những tháng cuối của thai kỳ. Bước vào tuần thai thứ 23 thai kỳ, nếu bé yêu đang phát triển bình thường thì cân nặng của bé đã tăng khoảng từ 430 – 500g, chiều dài cơ thể khoảng 25 – 27cm. Dây rốn – sợi dây gắn kết tình mẫu tử và mầm sống của bé dài và khỏe hơn. Giai đoạn này thần kinh và các giác quan của bé đã phát triển vì thế  bé đặc biệt nhạy cảm với tiềng ồn lớn. Vì vậy để giúp bé thông minh và cảm nhận về thế giới bên ngoài tốt hơn, tinh tế hơn mẹ bầu có thể cho bé nghe nhạc. Âm nhạc và những lời tâm sự yêu thương của mẹ sẽ khiến bé thích thú hơn.

Tuần thứ 24 thai kỳ – bé tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ thể

Vào tuần cuối của tháng thứ 6 thai kỳ hệ thống cơ thể của bé của bạn đang ngày càng hoạt động nhịp nhàng hơn. Thời điểm này, cơ thể bé trở nên cân đối và bắt đầu tăng cân đều đặn, cơ thể mập mạp hơn. Đặc biệt, tuần thứ 24 của thai kỳ não bé tiếp tục phát triển tinh vi và phức tạp hơn. Phế quản – Phổi của bé cũng tiếp tục phát triển các nhánh của cơ quan hô hấp. Vị giác của bé cũng đặc biêt nhạy cảm hơn.

Mẹ bầu cần chú ý

Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, với sự hoàn thiện của hệ thần kinh và sự phân chia chuyên hoa của các giác quan, bé ngày càng cảm nhận rõ hơn về cuộc sống bên ngoài. Để giúp bé phát triển hoàn thiện về cả chất và tinh thần ngay trong bụng mẹ thì vai trò của mẹ bây giờ là tạo dựng cho bé tất cả những gì tốt nhất để bé bước vào thế giới. Vì vậy mẹ nên tiếp tục giữ thói quen ăn uống, bổ sung dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm lành mạnh vì chắc chắn rằng đây là thời điểm cơ thể của bạn đang đòi hỏi nhiều dưỡng chất cho bé yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *