Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8 thai kỳ

0 Comments

Bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, cơ thể mẹ lúc nào đã “mập mạp” hơn, máu bắt đầu dồn xuống hai chân gây ra tình trạng phù nề. Lúc này trong bụng mẹ, bé yêu đã bắt đầu dần thay đổi vị trí (quay đầu) xuống phía dưới để chuẩn bị cho việc chào đời khi đủ tháng đủ ngày.

Tuần thứ 29 của thai kỳ – hệ miễn dịch của bé hình thành

Sang tháng thứ 8 của thai kỳ, nếu sức khỏe của mẹ bầu bình thường thì lúc này mẹ có thể tăng lên từ  8 – 11kg. Đây là một thời điểm rất quan trọng vì thế mẹ  nên dành thời gian nghỉ ngơi và lập kế hoạch  mua sắm những sản phẩm cần thiết cho trẻ sơ sinh.

Trong tuần 29 hệ miễn dịch của bé đã được hình thành. Hệ miễn dịch này có vai trò như “người canh gác” bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Vì thếtrong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung DHA để giúp tế bào não và thần kinh bé phát triển. Vào tuần thứ 29, bé đã nặng hơn 1kg và chiều dài cơ thể đạt khoảng 39cm. Cho đến khi ra đời, bé có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba trọng lượng ấy.

Tuần thứ 30 của thai kỳ – bé bắt đầu quay đầu

Sang tuần thứ 30, bé đã nặng hơn 1kg vì thế lúc này thai nhi sẽ chèn ép vào bàng quang. Vì thế mẹ bầu có thể cảm thấy buồn tiểu hơn và chắc chắn bạn sẽ ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn. Những cơn co thắt có thể xảy ra, và thường kéo dài khoảng 30 giây. Tuy vậy mẹ bầu cần đặc biệt chú ý và cẩn thận nếu những cơn co thắt xảy ra thường xuyên, vì đó là dấu hiệu cảnh báo của việc sinh non. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến ngay bệnh viện đã có sự hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa.

Lúc này trong bụng mẹ, bé yêu của bạn cũng hoạt động nhiều hơn. Đặc biệt giai đoạn này em bé bắt đầu thay đổi vị trí (quay đầu) để chuẩn bị cho việc chào đời. Bé sẽ đạp rất nhiều và mạnh vào thành bụng mẹ. Những khi bé đạp, bố mẹ có thể thấy được hình dáng bàn chân của bé. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ nên chú ý các hoạt động của bé trong tuần thai này khi bé đá mẹ hãy quan sát kỹ số lượng và thời gian bé đạp. Lý tưởng nhất là khoảng 10 cái đá, nhúc nhích hay lăn trong vòng 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh.

Tuần thứ 31 thai kỳ – bé tăng cân khá nhanh

Vào tháng thứ 31 thai kỳ bé tăng cân khá nhanh, bụng mẹ giờ đây trở thành một không gian chật chội so với chiều dài và cân nặng lúc này của bé. Cùng thời gian này khoảng 1 lít nước ối đang bao quanh bé nhưng nó sẽ giảm dần khi bé ngày một lớn. Vì thế khi đi siêu âm, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến lượng nước ối. Nếu lượng nước ối còn quá ít bạn nên nhập viện để theo dõi ngay

Tuần thứ 32 thai kỳ – mẹ bầu cảm thấy nặng nề hơn

Vào tuần thứ 32 thai kỳ, lúc này bé tăng cân rất nhanh, đồng thơi cũng tiếp tục đạp để di chuyển và quay đầu. Bụng của mẹ bầutrở nên rất lớn, khiến bạn rất khó khăn khi hoạt độngDo thai nhi phát triển nhanh chèn ép lên nhiều cơ quan trên cơ thể, nhất là cơ hoành, nên bạn cũng sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở, đau nhức các cơ, đau lưng, tê nhức chân tay.

Mẹ bầu cần làm

Trong tháng thứ 8 của thai kỳ mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghĩ ngơi, thư giãn. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA để giúp cho hệ thần kinh và trí thông minh của trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra, mẹ có thể thư giãn, giải trí bằng việc chuẩn bị những món đồ nhỏ xinh để đón bé yêu chào đời. Đây sẽ làm khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc của những người mẹ trong quá trình mang thai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *